• VN
  • EN
ic-search

Nhận định của ông Nguyễn Trọng Thông - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn Hà Đô: "Vượt qua khủng hoảng từ tái cấu trúc"

05/11/2013

Khủng hoảng ngành công nghiệp Bất động sản kéo theo khủng hoảng ngân hàng chứng khoán, khủng hoảng ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, thi công xây dựng, tư vấn thiết kế và một số ngành công nghiệp khác. Việc giảm đầu tư công và việc giảm đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm trầm trọng thêm tỷ lệ thất nghiệp. Có thể nói, nền kinh tế Việt Nam chưa bao giờ khủng hoảng sâu rộng và trầm trọng đến thế.

Nhiều doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và nếu hiểu theo đúng nghĩa phá sản thì đa số doanh nghiệp Bất động sản bị phá sản. Nhiều doanh nghiệp nhận thầu xây lắp, sản xuất vật liệu cũng gặp khó khăn tương tự.

Trong điều kiện nền kinh tế và doanh nghiệp như vậy thì việc sống còn là tái cấu trúc lại nền kinh tế, tái cấu trúc lại doanh nghiệp cần thực hiện đồng thời, đồng bộ và quyết liệt.

Trong bài viết nhỏ này chúng tôi chỉ nói đến tái cấu trúc doanh nghiệp (TCTDN) khi nói đến Tái cấu trúc Doanh nghiệp, người ta thường nghĩ ngay đến cắt giảm biên chế. Tất nhiên, thiếu việc làm cắt giảm biên chế thì cũng dễ hiểu với doanh nghiệp. Tuy nhiên cấu trúc doanh nghiệp là một giải pháp tổng hợp xuất phát từ chiến lược kinh doanh, từ ý tưởng mới về sản phẩm, tạo nên sản phẩm phù hợp với điều kiện thị trường và cấu trúc lại bộ máy cho phù hợp với ý tưởng sản phẩm và điều kiện sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh.

Ví dụ đối với Doanh nghiệp Bất động sản thời khủng hoảng gây trì trệ, ứ đọng thể hiện ở việc Bất động sản không có giao dịch. Trong điều kiện thu nhập người dân nhìn chung còn thấp, lãi suất vay vốn còn cao, mặt khác phải cạnh tranh với lượng Bất động sản dư thừa thì không thể có ý tưởng về đầu tư nhà ở cho thuê hoặc đầu tư vào phân khúc nhà cao cấp mà cần có ý tưởng đầu tư vào những dự án vị trí phù hợp (thường là nội thành) có sản phẩm bán với giá thành cộng với một tỷ lệ lãi phù hợp để phục vụ được cho người tiêu dùng có thu nhập thấp. Muốn thế phải có ý tưởng sản phẩm tốt, bằng nhiều giải pháp thiết kế, thi công công trình thật tiết kiệm như: ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới, nghiên cứu ứng dụng các giải pháp tổ chức thi công khoa học nhằm tiết kiệm chi phí và đẩy nhanh tiến độ thi công, bên cạnh đó phải có kế hoạch dòng tiền tốt. Cần tổ chức quản lý điều hành, quản lý dịch vụ và khai thác dự án tốt để nâng cao lòng tin của khách hàng và thương hiệu của doanh nghiệp. Sau đó là tổ chức bộ máy theo công việc, đào tạo tay nghề, kỹ năng cho CBCNV trong các hoạt động then chốt.

Trên cơ sở nhu cầu công việc bố trí bộ máy nhân lực đảm nhiệm công việc phù hợp, điều chỉnh lại quy chế hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với điều kiện mới, đặc biệt là mối quan hệ điều hành, soạn thảo quy định, quy trình cụ thể cho công việc. Hàng tuần từng cá nhân lập kế hoạch tuần và được trưởng bộ phận phòng, ban góp ý hoàn thiện triển khai tới cá nhân thực hiện. Kế hoạch tuần là kế hoạch nòng cốt. Các trưởng phòng, ban bộ phận có trách nhiệm trao đổi cách làm hiệu quả nhất, kiểm tra đôn đốc và giải quyết những vướng mắc khó khăn để công việc đạt hiệu quả cao nhất. Đây cũng là nội dung quan trọng trong tái cấu trúc doanh nghiệp để vượt qua khủng hoảng.

Kết quả tái cấu trúc doanh nghiệp của Tập đoàn Hà Đô

Là một doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa 2005, sau khi cổ phần hóa Công ty Cổ phần Hà Đô được tổ chức thành 9 công ty con và 3 công ty liên doanh, có phần vốn góp của Công ty CP Hà Đô trên 51%, hoạt động theo mô hình Tập đoàn (công ty mẹ, công ty con).

 Công ty mẹ chủ yếu kinh doanh Bất động sản, các công ty con chủ yếu nhận thầu xây lắp. Ảnh hưởng chung của khủng hoảng kinh tế, công ty mẹ không đầu tư được do thiếu vốn, không bán được hàng; công ty con cũng không nhận thầu được dẫn đến thiều nguồn ngân sách trả lương, dư thừa lao động. Tuy nhiên, sau hơn một năm nỗ lực cấu trúc theo các giải pháp trên, đến nay toàn Tập đoàn không những đảm bảo được việc làm cho người lao động mà còn phát triển một số dự án mới, mở rộng ngành kinh doanh, hơn nữa Tập đoàn vẫn đang tiếp tục tuyển dụng bổ sung nhân sự phục vụ sản xuất kinh doanh.

 Theo kết quả hoạt động Sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm 2013 đến nay nguồn chi phí quản lý doanh nghiệp trước thiếu hụt trầm trọng, nay dư dôi về tích lũy vốn, không những đảm bảo nguồn vốn cho đầu tư dự án, tăng cường đổi mới máy móc thiết bị. Tập đoàn còn dư dôi hàng trăm tỷ trong tài khoản để phát triển sản xuất kinh doanh.

 Từ kết quả trên có thể khẳng định Tập đoàn Hà Đô ngoài chiến lược đầu tư kinh doanh tốt cũng phải kể đến vai trò của việc tái cấu trúc doanh nghiệp một cách khoa học, phù hợp với thị trường và điều kiện của doanh nghiệp đã đem lại hiệu quả trong sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra các sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách hàng với chất lượng tốt, giá thành phù hợp; tạo việc làm, nâng cao đời sống người lao động để Tập đoàn ổn định và phát triển như hiện nay.

 

                                                                                                    Nguyễn Trọng Thông

Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn Hà Đô

 

Khủng hoảng ngành công nghiệp Bất động sản kéo theo khủng hoảng ngân hàng chứng khoán, khủng hoảng ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, thi công xây dựng, tư vấn thiết kế và một số ngành công nghiệp khác. Việc giảm đầu tư công và việc giảm đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm trầm trọng thêm tỷ lệ thất nghiệp. Có thể nói, nền kinh tế Việt Nam chưa bao giờ khủng hoảng sâu rộng và trầm trọng đến thế.

Nhiều doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và nếu hiểu theo đúng nghĩa phá sản thì đa số doanh nghiệp Bất động sản bị phá sản. Nhiều doanh nghiệp nhận thầu xây lắp, sản xuất vật liệu cũng gặp khó khăn tương tự.

Trong điều kiện nền kinh tế và doanh nghiệp như vậy thì việc sống còn là tái cấu trúc lại nền kinh tế, tái cấu trúc lại doanh nghiệp cần thực hiện đồng thời, đồng bộ và quyết liệt.

Trong bài viết nhỏ này chúng tôi chỉ nói đến tái cấu trúc doanh nghiệp (TCTDN) khi nói đến Tái cấu trúc Doanh nghiệp, người ta thường nghĩ ngay đến cắt giảm biên chế. Tất nhiên, thiếu việc làm cắt giảm biên chế thì cũng dễ hiểu với doanh nghiệp. Tuy nhiên cấu trúc doanh nghiệp là một giải pháp tổng hợp xuất phát từ chiến lược kinh doanh, từ ý tưởng mới về sản phẩm, tạo nên sản phẩm phù hợp với điều kiện thị trường và cấu trúc lại bộ máy cho phù hợp với ý tưởng sản phẩm và điều kiện sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh.

Ví dụ đối với Doanh nghiệp Bất động sản thời khủng hoảng gây trì trệ, ứ đọng thể hiện ở việc Bất động sản không có giao dịch. Trong điều kiện thu nhập người dân nhìn chung còn thấp, lãi suất vay vốn còn cao, mặt khác phải cạnh tranh với lượng Bất động sản dư thừa thì không thể có ý tưởng về đầu tư nhà ở cho thuê hoặc đầu tư vào phân khúc nhà cao cấp mà cần có ý tưởng đầu tư vào những dự án vị trí phù hợp (thường là nội thành) có sản phẩm bán với giá thành cộng với một tỷ lệ lãi phù hợp để phục vụ được cho người tiêu dùng có thu nhập thấp. Muốn thế phải có ý tưởng sản phẩm tốt, bằng nhiều giải pháp thiết kế, thi công công trình thật tiết kiệm như: ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới, nghiên cứu ứng dụng các giải pháp tổ chức thi công khoa học nhằm tiết kiệm chi phí và đẩy nhanh tiến độ thi công, bên cạnh đó phải có kế hoạch dòng tiền tốt. Cần tổ chức quản lý điều hành, quản lý dịch vụ và khai thác dự án tốt để nâng cao lòng tin của khách hàng và thương hiệu của doanh nghiệp. Sau đó là tổ chức bộ máy theo công việc, đào tạo tay nghề, kỹ năng cho CBCNV trong các hoạt động then chốt.

Trên cơ sở nhu cầu công việc bố trí bộ máy nhân lực đảm nhiệm công việc phù hợp, điều chỉnh lại quy chế hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với điều kiện mới, đặc biệt là mối quan hệ điều hành, soạn thảo quy định, quy trình cụ thể cho công việc. Hàng tuần từng cá nhân lập kế hoạch tuần và được trưởng bộ phận phòng, ban góp ý hoàn thiện triển khai tới cá nhân thực hiện. Kế hoạch tuần là kế hoạch nòng cốt. Các trưởng phòng, ban bộ phận có trách nhiệm trao đổi cách làm hiệu quả nhất, kiểm tra đôn đốc và giải quyết những vướng mắc khó khăn để công việc đạt hiệu quả cao nhất. Đây cũng là nội dung quan trọng trong tái cấu trúc doanh nghiệp để vượt qua khủng hoảng.

Kết quả tái cấu trúc doanh nghiệp của Tập đoàn Hà Đô

Là một doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa 2005, sau khi cổ phần hóa Công ty Cổ phần Hà Đô được tổ chức thành 9 công ty con và 3 công ty liên doanh, có phần vốn góp của Công ty CP Hà Đô trên 51%, hoạt động theo mô hình Tập đoàn (công ty mẹ, công ty con).

 Công ty mẹ chủ yếu kinh doanh Bất động sản, các công ty con chủ yếu nhận thầu xây lắp. Ảnh hưởng chung của khủng hoảng kinh tế, công ty mẹ không đầu tư được do thiếu vốn, không bán được hàng; công ty con cũng không nhận thầu được dẫn đến thiều nguồn ngân sách trả lương, dư thừa lao động. Tuy nhiên, sau hơn một năm nỗ lực cấu trúc theo các giải pháp trên, đến nay toàn Tập đoàn không những đảm bảo được việc làm cho người lao động mà còn phát triển một số dự án mới, mở rộng ngành kinh doanh, hơn nữa Tập đoàn vẫn đang tiếp tục tuyển dụng bổ sung nhân sự phục vụ sản xuất kinh doanh.

 Theo kết quả hoạt động Sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm 2013 đến nay nguồn chi phí quản lý doanh nghiệp trước thiếu hụt trầm trọng, nay dư dôi về tích lũy vốn, không những đảm bảo nguồn vốn cho đầu tư dự án, tăng cường đổi mới máy móc thiết bị. Tập đoàn còn dư dôi hàng trăm tỷ trong tài khoản để phát triển sản xuất kinh doanh.

 Từ kết quả trên có thể khẳng định Tập đoàn Hà Đô ngoài chiến lược đầu tư kinh doanh tốt cũng phải kể đến vai trò của việc tái cấu trúc doanh nghiệp một cách khoa học, phù hợp với thị trường và điều kiện của doanh nghiệp đã đem lại hiệu quả trong sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra các sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách hàng với chất lượng tốt, giá thành phù hợp; tạo việc làm, nâng cao đời sống người lao động để Tập đoàn ổn định và phát triển như hiện nay.

 

                                                                                                    Nguyễn Trọng Thông

               Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn Hà Đô

Đang gửi...